Hiện tượng nhà cần được xử lý vì bị nghiêng hoặc lún đã trở nên thường gặp đối với người dân, đặc biệt là ở các khu đô thị, các khu phố đông đúc. Tùy vào nguyên nhân và độ nghiêng lún khác nhau, chúng ta có cách xử lý nhà nghiêng và lún phù hợp và hiệu quả hơn. Theo kiến thức chuyên môn của các kỹ sư thì kết cấu móng nhà là nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng nhà bị nghiêng lún nên phải chú trọng đến vấn đề này để phòng tránh.
1. Đối tượng của việc xử lý nhà nghiêng là? Thế nào là nhà bị nghiêng?
Ngày nay, cụm từ “xử lý nhà nghiêng” đã dần trở nên quen thuộc với người dân. Vậy khái niệm nhà bị nghiêng lún là như thế nào? Lún là công trình bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới của đất nền, kéo theo móng và cả bản than công trình, thường được đo bằng milimet. Lún xảy ra do sự nén chặt của đất nền dưới tác dụng của trọng lượng toàn bộ công trình. Còn khái niệm nghiêng là hiện tượng ngôi nhà chuyển phương bị lệch do lún tương đối dẫn đến chuyển vị thẳng đứng không đều trở thành chuyển vị ngang. Toàn bộ các công trình xây dựng đều bị lún và chỉ khác nhau ở thời gian. Do đó, chỉ cần thời gian đó nằm trong giới hạn cho phép. Ngược lại, nếu nhà bị nghiêng thì rất nguy hiểm và cần phải có cách xử lý nhà nghiêng phù hợp.
Vì mức độ nguy hiểm của nhà bị nghiêng mà Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xây dựng quy định độ lún tối đa cho phép tùy từng loại nhà, công trình (hầu hết từ 8-30cm). Khi vượt các chỉ số cho phép thì gia chủ cần có biện pháp để xử lý nhà nghiêng. Ngoài trị số lún tuyệt đối, VBQPPL còn quy định lượng chênh lệch tối đa cho phép về độ nghiêng. Khi nhà nghiêng vượt mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng nứt nhà rất nguy hiểm nên cần phải cải tạo lại. Nhà bị nghiêng do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. Do đó, để khắc phục nhà bị nghiêng chúng ta cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân để có biện pháp xử lý nhà nghiêng tối ưu và hiệu quả nhất.
2. Các nguyên nhân dẫn đến nhà bị nghiêng và cần phải xử lý nhà nghiêng.
Theo chuyên gia, có 2 loại nguyên nhân dẫn đến việc cần phải xử lý nhà nghiêng. Nguyên nhân đầu tiên là do con người, thường chiếm 80% - 90% nguyên nhân gây ra sự cố. Đó là sự hiểu biết trí tuệ của con người không theo kịp thực tiễn. Lỗi này thông thường thuộc về người khảo sát, thiết kế, thi công,… có thể kể đến như xây trên nền đất yếu và xử lý móng không đảm bảo; do ảnh hưởng của nhà kế bên; hoặc cải tạo nâng tầng không dảm bảo...
Nguyên nhân thứ hai là lỗi vượt quá sự hiểu biết của con người, là rủi ro bất khả kháng như tai nạn, thảm họa, sự cố thiên nhiên như mưa bão, sóng thần,… và chỉ chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây ra sự cố.
Để hạn chế việc phải xử lý nhà nghiêng, điều chúng ta cần quan tâm ở đây là những nguyên nhân gây nghiêng lún nhà mà con người có thể can thiệt được để phòng tránh khi nó chưa xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn:
Xây trên nền đất yếu, xử lý móng không đảm bảo là nguyên nhân chủ quan nhất dẫn đến hiện tượng nhà bị nghiêng lún và cần được xử lý nhà nghiêng. Theo thống kê, nhà xây dựng trên vùng có địa hình thấp, nền đất yếu, cấu tạo địa chất không ổn định hầu hết đều có hiện tượng bị nghiêng, lún. Kết cấu của ngôi nhà sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thi công trên vùng đất yếu mà không có biện pháp làm móng hợp lý. Vùng đất yếu thường nằm gần các con sông, rạch, vùng trũng và có lớp bùn dày từ vài mét đến hàng chục mét, có khi cả trăm mét.
TS Hoàng Nam, Phó trưởng khoa xây dựng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chỉ ra: “Nhà nghiêng sau thời gian sử dụng có nhiều nguyên nhân và thường liên quan đến nền móng. Nổi bật phải kể trước khi xây dựng không khảo sát địa chất, hoặc khảo sát chưa đủ. Thi công móng bằng cách đóng cừ tràm, hoặc ép cọc chưa đến lớp đất cứng cần thiết”.
Để hạn chế tối đa nguyên nhân trên dẫn đến việc phải xử lý nhà nghiêng lún, THIÊN LỘC luôn hỏi trước khu đất xây dựng của gia chủ có nền tốt hay yếu trong quá trình tư vấn xây nhà. Địa chất tại các vùng đất yêu có sự khác nhau trong một khu vực rất nhỏ. Đối với những vùng có địa hình thấp, Công ty Thiên Lộc sẽ tiến hành khảo sát địa chất trước khi thiết kế và thi công. Để tránh nhà bị nghiêng lún thường phải sử dụng biện pháp thi công ép cọc, hoặc khoan nhồi để đảm bảo tải trọng của công trình. Đối với các vùng đất yếu này vẫn xây dựng được tòa nhà vài chục tầng không có gì khó khăn nếu thi công móng đúng.
Để tránh hiện tượng nghiêng nhà, trong trường hợp này, bạn nên chú ý xử lý móng nhà trên nền đất yếu ngay khi bắt đầu xây dựng.
Cần xử lý nhà nghiêng do ảnh hưởng của nhà bên cạnh dù là nguyên nhân khách quan nhưng chúng ta rất hay gặp phải, đặc biệt là với kiểu cách quy hoạch và xây dựng nhà ống san sát nhau dày đặc ở các đô thị hiện nay. Nhìn chung hiện tượng lún công trình đều liên quan đến kết cấu tổng thể của công trình và đất nền. Với những ngôi nhà có khả năng chịu đựng được biến dạng của kết cấu công trình kém, độ nghiêng sẽ nghiêm trọng hơn, trong nhiều trường hợp gây ảnh hưởng đến cả ngôi nhà bên cạnh – dù có khả năng chịu đựng biến dạng của nền đất tốt hơn, vẫn sẽ bị nghiêng do tải trọng của ngôi nhà kia đè vào.
Trong trường hợp chẳng may nhà bị nghiêng do chịu ảnh hưởng của nhà kế bên thì cần lập tức sơ tán người và của ra khỏi ngôi nhà bị nghiêng để giảm mức thiệt hại xuống thấp nhất nếu có. Sau đó mới nhờ đến sự can thiệt của các chuyên gia để xử lý nhà nghiêng.
Và để phòng tránh nhà bị nghiêng lún để không phải mất chi phí để xử lý nhà nghiêng do ảnh hưởng của nhà kế bên chúng ta cần chuẩn bị ngay từ đầu. Như ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch hiệp hội Bất động sản Việt Nam có góp ý: khi hàng xóm xây nhà, chúng ta có thể chủ động trao đổi với chủ thầu để biết được kỹ thuật thi công có đảm bảo không; đồng thời yêu cầu công trình phải có biện pháp chống nghiêng, chống lún đối với nhà liền kề… Nếu phát hiện có vết nứt, sụt lún nền, có dấu hiệu nhà bị nghiêng phải báo ngay với nhà đang thi công để có biện pháp xử lý nhà nghiêng phù hợp.
Việc cải tạo nâng tầng là nguyên nhân thường gặp ở những ngôi nhà cũ. Nền móng cũng như sự ổn định của công trình này không còn được như mới nên thường dễ bị nghiêng và cần phải xử lý nhà nghiêng. Trong trường hợp này, gia chủ đã chọn xây thêm tầng mới thay vì phá đi xây lại toàn bộ.
Để xử lý nhà nghiêng, trong trường hợp công trình vẫn còn đang thi công thì cần ngay lập tức cắt giảm tầng đang nâng. Trường hợp công trình đã thi công xong và bị nghiêng thì cần vận chuyển ngay lập tức các đồ đạc có trọng lượng nặng xuống tầng trệt, tiếp theo là nhờ đơn vị thi công uy tín sử dụng các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để xử lý nhà nghiêng. Thông thường sẽ bắt đầu từ việc gia cố lại phần móng nền để đạt đủ độ vững chắc nhằm đáp ứng việc nâng tầng.
Và đừng để điều đáng tiếc như vậy xảy ra, chúng ta có một số điều lưu ý trước khi quyết định cải tạo nâng tầng nhà.
- Thứ nhất, cần lựa chọn một chuyên gia hoặc một đơn vị chức năng để thẩm định kết cấu căn nhà. Từ đây, gia chủ có thể cân đối tài chính cho phù hợp; xác định đâu là những mục có thể cắt giảm, biện pháp thi công nào là tối ưu nhất để hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí; lựa chọn vật tư và phụ gia liên kết hợp lý.
- Thứ hai, cần gia cố cột và móng. Đây là công đoạn không thể bỏ qua để tiết kiệm chi phí vì nó liên quan đến tuổi thọ và độ bền cũng như sự an toàn của căn nhà.
- Thứ ba, cần lựa chọn một bản vẽ thiết kế nâng tầng phù hợp với nhà cũ. Công đoạn này ngôi nhà bạn bền vứng, an toàn và phù hợp thẩm mỹ hơn. Đặc biệt, gia chủ có thể tiết kiệm kha khá chi phí.
- Thứ tư, hãy xin phép cải tạo nâng tầng trước khi thực hiện. Điều này giúp việc thi công tu sửa của bạn không bị gián đoạn.
- Cuối cùng, hãy lựa chọn những vật liệu nhẹ và bền nhất có thể. Điều này giúp đảm bảo nền móng vững chắc và chịu được phần nhà mới cải tạo.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ :
CÔNG TY NÂNG CHỈNH NHÀ NGHIÊNG THIÊN LỘC PHÚC
Địa chỉ : Số 52 Đường số 10 khu phố 4, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM.
Điện thoại: 0985.065.732 Mr. Biễn
Website: thandenthienlocphuc.vn
Email: thandenthienlocphuc@gmail.com
XIN GỬI LỜI CÁM ƠN CHÂN THÀNH ĐẾN QUÝ KHÁCH HÀNG, ĐỐI TÁC ĐÃ QUAN TÂM TÍN NHIỆM LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI.